1. Việc lấy bỏ silicon lỏng là gì?
Silicone lỏng là một chất tổng hợp vĩnh viễn, đôi khi được tiêm vào cơ thể như một chất làm đầy da. Việc tiêm silicon lỏng vào mặt, môi, ngực và mông để tăng thêm thể tích, giúp cơ thể đầy đặn và trong hấp dẫn hơn.
Theo thời gian, thủ thuật làm đẹp bằng cách tiêm silicon lỏng thường dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Lúc này, cách duy nhất để giải quyết hoặc tránh những vấn đề này là cần nhanh chóng lấy bỏ silicon lỏng bằng phẫu thuật. Quá trình này có bản chất là “cắt bỏ” theo đúng nghĩa đen, là việc cắt chính thành phần silicone cùng với mô sẹo, nốt cứng và các khối u được gọi là u hạt có thể phát triển xung quanh vật liệu nhân tạo này.
2. Lợi ích và nguy cơ khi lấy bỏ silicon lỏng
a. Lợi ích
Can thiệp lấy bỏ silicon lỏng là cách duy nhất làm giảm và chấm dứt các tác dụng phụ có hại và khó chịu liên quan đến phương cách thẩm mỹ này, bao gồm cảm giác đau, ngứa, đỏ, cứng, viêm và thậm chí là ung thư. Mặt khác, nếu silicone di chuyển đến các vùng khác của cơ thể, vật liệu này còn có thể gây tắc mạch, đột quỵ và nhiễm trùng.
Do đó, phẫu thuật lấy bỏ silicon lỏng có thể ngăn ngừa những tình trạng đe dọa tính mạng nêu trên. Hơn nữa, tại vị trí phẫu thuật, bác sĩ thẩm mỹ có thể tái tạo lại đường nét của cơ thể bằng việc chuyển mỡ nên sẽ trông tự nhiên hơn.
b. Nguy cơ
Thời gian hồi phục sau khi lấy bỏ silicon lỏng có thể kéo dài. Tùy thuộc vào khu vực nào trên cơ thể, người bệnh cần phải nghỉ ngơi trong hai tuần và có thể lâu hơn đến khi vết thương lành lặn để hoạt động trở lại như bình thường.
Đôi khi người bệnh cũng có thể cảm giác khó chịu, vết thương bị khâu sẽ đau, bầm tím và sưng tấy. Một số trường hợp phải mặc quần áo nén để giảm sưng và giữ nước. Theo đó, trên các vùng nguy cơ cao, trước khi kết thúc cuộc mổ, bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu để loại bỏ chất tiết, dịch mủ, huyết thanh từ khu vực phẫu thuật cho đến khi hoàn toàn khô ráo.
Ngoài ra, phẫu thuật lấy bỏ silicon lỏng không phải không có rủi ro riêng mà bao gồm thuyên tắc mỡ (khi mỡ bị kẹt trong mạch máu và làm máu ngừng lưu thông), tê bì và hoại tử mỡ. Tuy nhiên, tất cả những rủi ro này đều hiện hữu từ chính thành phần silicone. Chính vì vậy, người bệnh cần được tham vấn với bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm về việc lấy bỏ silicon lỏng có an toàn hơn sống chung với nó hay không.
Hơn nữa, lấy bỏ silicon lỏng còn có thể gây ra vết lõm trên da, sẹo và các dị tật khác. Vì vậy, người bệnh còn có thể cần đến phẫu thuật thẩm mỹ tái tạo (thường là chuyển mỡ) để chỉnh sửa chúng. Cuối cùng, đôi khi bác sĩ phẫu thuật cũng không thể loại bỏ tất cả silicone đã được tiêm vào. Mặc dù các triệu chứng từng mắc phải trước đây có thể sẽ được cải thiện, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp các vấn đề kéo dài cần được giải quyết bằng những cuộc phẫu thuật khác trong tương lai.
c. Quy trình phẫu thuật lấy bỏ silicon lỏng
Trái ngược với lúc tiêm silicon lỏng, việc lấy bỏ silicon lỏng là vô cùng khó khăn, ngay cả đối với một bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có tay nghề cao. Một khi silicone đã lan rộng và các biến chứng đã phát triển, phẫu thuật cắt bỏ sẽ phức tạp hơn. Nói riêng trong trường hợp phẫu thuật lấy bỏ silicon lỏng vùng mặt cổ, vấn đề này còn phải đối diện với khả năng làm tổn thương hệ thống dây thần kinh và mạch máu vốn phân bố dày đặc cũng như yêu cầu thẩm mỹ rất cao trong giai đoạn hậu phẫu.
Theo đó, một số bác sĩ phẫu thuật khuyên nên áp dụng phương pháp hút mỡ để loại bỏ silicone lỏng tích tụ lớn. Tuy vậy, một số khác lại cảnh báo rằng thành phần silicone lỏng đã lan rộng nên phẫu thuật cắt bỏ có thể đem lại hiệu quả triệt để hơn.
Bác sĩ Nguyễn Quang Thắng – Bác sĩ thuật thẩm mỹ giỏi tại TP.HCM, với nhiều năm công tác trong lĩnh vực thẩm mỹ làm đẹp. Từ chính chuyên môn, sự nhiệt huyết và chân thành, bác Thắng luôn mang đến những giá trị tốt đẹp đến tất cả khách hàng khi đến với Viện Thẩm mỹ Thuần chay VECOS