FILLER LÀ GÌ? CÓ NÊN LÀM ĐẸP BẰNG FILLER ?

Tiêm filler hiện là một trong các phương pháp thẩm mỹ được nhiều chị em tin tưởng lựa chọn đáp ứng cho nhu cầu làm đẹp của bản thân. Tuy vậy, không phải ai cũng đều biết được filler là gì cũng như một số điều nên biết khác về phương pháp tiêm filler. Hãy xem ngay bài viết sau của Đông Tây  để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết đó.

1. Filler là gì?

Trả lời cho câu hỏi filler là gì, đây là một tên gọi khác của chất làm đầy có chứa Hyaluronic Acid – một thành phần chất tồn tại tự nhiên trong tế bào của cơ thể con người. Hyaluronic Acid cũng là cấu trúc phân tử giúp làn da duy trì được vẻ đẹp, sự hồng hào và khỏe mạnh.

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, filler được tiêm vào bên dưới bề mặt của da để giúp làm căng và đầy da, đem lại hiệu quả trong việc giảm thiểu, xóa bỏ hay làm mờ nếp nhăn trên khuôn mặt, khắc phục tình trạng da nhăn nheo, chảy xệ.

2. Một số điều nên biết về phương pháp tiêm filler

Sau khi đã hiểu cơ bản filler là gì, dưới đây là một số điều bạn cũng nên biết về phương pháp tiêm filler trong quá trình tìm hiểu về phương pháp này.

2.1. Các ứng dụng và ưu điểm

Tiêm filler là phương pháp thẩm mỹ giúp các nàng đối phó với tình trạng da bị lão hóa và mất đi sự tươi trẻ, căng mịn theo thời gian. Cụ thể, có thể kể đến một số ứng dụng của phương pháp này như sau:

– Làm đầy và làm căng má.

– Xóa hay làm mờ đi các nếp nhăn trên khuôn mặt.

– Giảm trũng cho vùng da dưới mắt.

– Làm mờ sẹo.

– Làm đầy môi, tạo hình môi đẹp, tạo sự căng mọng cho môi.

– Nâng chân mày, nâng cao cũng như làm thon gọn mũi.

– Giúp làm đầy vành tai.

Về ưu điểm, phương pháp tiêm filler không phẫu thuật, không cần xâm lấn, có độ an toàn cao cũng như không gây ra đau đớn. Cùng với đó, quá trình tiêm cũng diễn ra nhanh chóng (chỉ kéo dài trong khoảng từ 15 phút đến 20 phút) và không mất nhiều thời gian hồi phục. Ngay sau khi tiêm, người sử dụng đã có thể sinh hoạt một cách bình thường và nhận thấy ngay hiệu quả. 

2.2. Một số tác dụng phụ có thể gặp phải

Tuy nhiên, một số tác dụng phụ của phương pháp tiêm filler có thể xuất hiện tại vị trí tiêm. Cụ thể, đó là tình trạng mẩn đỏ, sưng tấy, bầm tím hay phát ban và chúng có thể biến mất trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 14 ngày.

Ngoài ra, việc áp dụng không đúng kỹ thuật khi tiêm còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

– Vùng da được tiêm filler có thể bị viêm nhiễm, gây đau đớn.

– Có thể bị hoại tử.

– Rò rỉ chất làm đầy tại các vị trí tiêm.

– Xung quanh vị trí được tiêm có thể nổi những nốt sần hay khối u nhỏ.

– Các chất làm đầy có hiện tượng di chuyển từ vùng này sang vùng khác.

– Tắc mạch máu.

2.3. Trường hợp tiêm filler và một số đối tượng không nên tiêm

Những người nên tiêm filler đó là:

– Đang trong giai đoạn lão hóa da với sự hình thành của các nếp nhăn ở trán, khóe mắt, bọng mắt,…

– Có khiếm khuyết trên gương mặt và mong muốn được sở hữu cằm thon gọn, mũi thẳng, cao,…

– Không muốn dùng dao kéo trong phẫu thuật nhưng vẫn có nhu cầu muốn làm đẹp.

Mặt khác, một số đối tượng sau đây không nên sử dụng các chất làm đầy để làm đẹp:

– Bị rối loạn đông máu.

– Đang mang thai hoặc đang cho con bú.

– Bị các căn bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch,…

– Da dễ để lại sẹo.

– Da đang bị viêm bởi mụn bọc,phát phát ban, mề đay,…

2.4. Một số điều cần lưu ý

Để có thể đảm bảo việc tiêm filler được an toàn và thật sự đem lại hiệu quả, bạn cũng cần nên biết một số điều lưu ý nếu muốn thực hiện phương pháp này. Cụ thể như sau:

– Trang bị những hiểu biết cơ bản về filler và phương pháp tiêm filler. Cần lưu ý rằng đây là một phương pháp thẩm mỹ chỉ có tác dụng ngắn hạn chứ không phải là hiệu quả vĩnh viễn.

– Tìm kiếm và lựa chọn một địa chỉ uy tín để thực hiện với một đội ngũ bác sĩ phải có tay nghề giỏi, chuyên môn cao và thực hiện đúng kỹ thuật tiêm.

– Biết rõ những thông tin về chất làm đầy được sử dụng.

Ở đây cần đảm bảo sự rõ ràng về nguồn gốc, hạn sử dụng, chất lượng của filler sẽ được dùng. Tuyệt đối không dùng filler không có tem nhãn hay nhãn mác không còn nguyên vẹn, hoặc đã được mở sẵn, không  còn nguyên trong ống tiêm. 

Song song với đó, cần đọc kỹ các thành phần của chất làm đầy sắp tiêm để chắc chắn bản thân không bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong nó.

– Tham khảo trước ý kiến của bác sĩ để biết bản thân có thuộc vào các trường hợp có thể sử dụng filler hay không. Đi kèm với đó, cũng đừng quên thông báo cho bác sĩ được biết về những thông tin liên quan đến các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng bạn đang sử dụng, tiền sử bệnh của bản thân, tình trạng da có dễ kích ứng hay không,…